
Văn hóa làm việc tại công ty Hàn Quốc liệu có màu hồng?
Bạn có tò mò về cuộc sống công sở ở Hàn Quốc không?
Cùng PicKo đi làm thử nhé! Cái nhìn thực tế thông qua phim ảnh~ Let go!!!
Bộ phim truyền hình "ăn khách" nhất nhì màn ảnh Hàn kể về cuộc sống của những nhân viên công sở một cách thực tế nhất chính là "Misaeng"(Tvn), nổi tiếng một thời tại Việt Nam với tên gọi "Mùi đời"- Cuộc sống không trọn vẹn. Bộ phim truyền hình được sản xuất năm 2014 dựa trên bộ truyện tranh trực tuyến nổi tiếng cùng tên của Yoon Tae-ho. Tựa đề của phim tạm dịch là Cuộc sống không trọn vẹn (미 là không còn, 생 là cuộc sống, hàm ý là sống như chưa từng sống).
Nội dung phim xoay quanh nhân vật chính từ khi còn là một cậu bé, Jang Geu-rae (Yim Si-wan) đã học chơi cờ vây và cờ vây cũng là tất cả đối với anh. Nhưng khi lớn lên, anh lại không thể trở thành một kì thủ cờ vây chuyên nghiệp và buộc phải từ bỏ nó. Thông qua sự giới thiệu của một người quen, Jang Geu-rae được nhận vào làm nhân viên hợp đồng tại One International, một công ty thương mại lớn. Anh bước vào môi trường làm việc công sở mà không được trang bị kĩ năng nào và chỉ có chứng chỉ GED (tương đương với bằng tốt nghiệp THPT) trên hồ sơ lý lịch của mình.
Ở đây, Jang Geu-rae đã gặp trưởng phòng Oh Sang-sik (Lee Sung-min), một người luôn tận tụy với công việc và hết lòng chăm lo cho cấp dưới; trợ lý Kim Dong-sik (Kim Dae-myung), một người có khả năng phán đoán công việc rất tốt và quyết tâm hoàn thành công việc cho dù gặp nhiều khó khăn; Ahn Young-yi (Kang Sora), nhân viên công sở mẫu mực có thành tích vô cùng ấn tượng; Jang Baek-ki (Kang Ha Neul), người giàu tham vọng trong công việc và Han Suk-yool (Buyn Yo-han), một người cởi mở, hoạt bát. Jang Geu-rae đã phải học cách thích nghi với môi trường công sở nhờ những kinh nghiệm mà anh học được khi còn chơi cờ vây.
Cùng PicKo "mổ xẻ" văn hóa công sở của người Hàn thông qua bộ phim này nhé!
1. Làm việc quá độ cùng với văn hóa "nhanh nhanh chóng chóng"
Người Hàn có khuynh hướng luôn muốn xử lý công việc nhanh chóng để có thể hoàn thành công việc trong 1 ngày. Thực tế, ấn tượng của người nước ngoài khi nghĩ đến người Hàn Quốc chắc chắn là "nhanh nhanh". Văn hóa nhanh chóng này cũng được áp dụng tương tự trong cuộc sống công ty. Và hiệu quả công việc cũng đặt lên hàng đầu. Vì thế, yêu cầu xử lý công việc đôi khi cũng hơi gấp gáp nhưng lại đòi hỏi độ chính xác trong thười gian ngắn. Có rất nhiều nhân viên văn phòng làm đêm vì khối lượng công việc quá lớn.
2. Văn hóa tiệc tùng thường xuyên
Một trong những văn hóa khác biệt rõ ràng nhất so với nước ngoài chính là văn hóa uống rượu sau giờ làm. Bạn khó có thể từ chối các cuộc tiệc tùng của công ty cùng sếp và các đồng nghiệp. Ngay cả khi bạn không muốn đi cũng không thể tránh khỏi ánh mắt dèm pha của các đồng nghiệp. Mục đích ban đầu của những bữa tiệc là giải tỏa căng thẳng của các thành viên trong công ty, gắn kết mọi người lại với nhau hơn nhưng với sự quá độ thì càng ngày các bữa tiệc ấy lại trở thành là mối lo nghĩ, sự căng thẳng và mệt mỏi lại vì đó mà tăng lên hơn.
3. Khó khăn trong việc vừa phải cáng đáng việc nhà, nuôi dạy con cái vừa phải bương chải cho cuộc sống.
Nhiều phụ nữ đã kết hôn lo lắng nhiều về việc kết hợp việc nuôi dạy con cái với công việc bận rộn. Tại Hàn Quốc có một chế độ nghỉ phép cho những trường hợp này để đảm bảo cho họ có thời gian nuôi dạy con trong khoảng thời gian đầu. Dù vậy thì họ cũng không thoải mái với ánh mắt của các đồng nghiệp xung quanh, cũng có những trường hợp đã sử dụng chế độ nghỉ phép rồi nhưng khi trở lại với công việc họ vẫn gặp những khó khăn, khó thích ứng được với việc vừa phải nuôi dạy con cái vừa phải làm việc song song. Thực tế, có rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con thì họ phải nghỉ việc.
Work-Life Balance thật sự rất quan trọng! Văn hóa công sở Hàn quốc đã và đang thay đổi thế nào?
+Thế hệ MZ là gì?
Tại Hàn Quốc 'thế hệ MZ' còn được gọi là Thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ thiên niên kỷ, là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z. Các nhà nghiên cứu và truyền thông phổ biến xem khoảng thời gian từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 là khoảng thời gian được sinh ra của nhóm này. Thế hệ Millennials còn được biết đến với tên gọi là "echo boomers" bởi vì sự gia tăng đột biến của tỷ lệ sinh giai đoạn thập niên 1980 – thập niên 1990 và còn bởi đa số họ là con cái của thế hệ bùng nổ dân số. Thế hệ này được đánh dấu bởi sự trưởng thành của họ dần làm quen và gắn liền với thời đại thông tin, cùng đó họ rất thoải mái trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và mạng xã hội.
Có thể nói Thế hệ Millennials chiếm 30~40% công ty, đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề phải làm sao để dung hòa, đảm bảo các thế hệ cùng tồn tại, cùng phát triển mà không gặp các vấn đề xung đột với nhau.
Work-Life Balance
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực thực hiện các chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đa dạng để cân bằng công việc và đời sống, phúc lợi xã hội cho người dân. Mộ trong những chế độ tiêu biểu đó chính là chủ trương 'Làm việc đàn hồi'. Đây là chế độ mà người làm việc có thể tự do đi làm trong khung giờ 8~10 giờ sáng và tan làm khi hoàn thành đủ số giờ làm việc nhất định. Chế độ này giúp "giải bài toán" cho những ông bố, bà mẹ bận bịu với cuộc sống hôn nhân, chăm sóc gia đình, đưa con đi học...
Đồng thời, chế độ 'PC-OFF' giải quyết vấn làm việc quá độ, làm đêm liên tục của nhân viên. Chế độ này đúng theo tên gọi, đề cập đến chế độ tựu động tắt PC vào giừo tan ca. Việc tan ca đúng giờ sẽ mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp: bởi lẽ, người lao động có thể đảm bảo sức khỏe, thời gian cho bản thân tối thiểu và doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được chi phí lao động.
Giảm dần các bữa tiệc 'vô nghĩa'
Thay thế những cuộc nhậu nhẹt bằng những chuyến du lịch, những kỳ nghỉ ngơi, những bữa ăn nhẹ, xem phim, liên hoan thể thao, rèn luyện sức khỏe cũng là cách để gắn kết các thành viên một cách hữu hiệu nhất! Hiện tại, những buổi liên hoan quá độ rượu bia đã giảm đáng kể.
Chính sách phúc lợi đa dạng và thúc đẩy chế độ nghỉ ngơi nuôi dạy con cái.
Gần đây, chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh khuyến khích các đôi vợ chồng trẻ áp dụng chế độ 'Nghỉ phép nuôi dạy con 3+3' sẽ có thể nhận được tối đa 15 triệu won, khi phép 3 tháng để chăm sóc con dưới 12 tháng tuổi. Chính sách này được áp dụng không chỉ cho vợ mà cả những người chồng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể thay chế độ này chuyển sang chế độ làm việc tại nhà tối đa 2 năm (Giới hạn nhân viên có con cái dưới 8 tuổi).
Thông tin về Hàn Quốc hôm nay, PicKo đã mang đến rất nhiều thông tin bổ ích đến mọi người có phải không nào?
Cùng chờ đợi chúng mình vào tuần sau nhé^^